Trong bài viết này, hãy cùng Hưng Mộc Trà đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc, công dụng, quy trình sản xuất và các loại bạch trà phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
NGUỒN GỐC CỦA BẠCH TRÀ
Bạch Trà không giống như những loại Trà bình thường, vì nó không được thu hoạch từ những bụi chè như chúng ta biết mà là từ cây trà cổ thụ tuổi đời từ 100 – 1000 năm tuổi. Chính vì thế, việc thu hoạch gặp nhiều vất vả hơn và chỉ được thực hiện bằng tay.
Ngoài ra, loại cây này chỉ phát triển ở độ cao từ 1000m – đến hơn 1300m so với mực nước biển, trong điều kiện thời tiết khá đặc biệt yêu cầu về đất, nước, gió, nắng… phù hợp. Điều kiện thời tiết khác nhau sẽ cho ra những phẩm bạch trà có chất lượng khác nhau.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẠCH TRÀ
Hái trà → Làm héo → Sấy khô ngăn ẩm → Phân loại
Hái trà: Thu hoạch những búp non lông mao trắng hoặc cả búp non và lá trà cây cổ thụ vào lúc sáng sớm. Vì chè để chế biến ra Bạch Trà rất non nên nếu thu hoạch muộn lúc nắng lên cao sẽ làm ảnh hướng đến chất lượng chè.
Làm héo: Tầm 72h, lá Trà được trải ra miếng vải phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc trên các khay trong nhà máy bằng hơi gió trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, được kiểm soát nhiệt độ, nhằm giảm độ ẩm trong lá trà.
Sấy khô ngăn ẩm: Được tiến hành trong lò sấy thủ công như máy sấy hoặc trên chảo, làm tăng hương vị của trà và tránh trà bị ẩm để đảm bảo thời gian sử dụng trà được lâu.
Phân loại: Được thực hiện bằng tay, nhằm phân loại kích thước và chất lượng trà.
Một trong những yếu tố khác biệt để chế biến các loại Trà khác nhau là kiếm soát quá trình oxy hoá. Hay cụ thể hơn là: sau khi được thu hoạch thì bao lâu, lá Trà được phép tiếp xúc với oxy? Lá Trà càng tiếp xúc với nhiều oxy thì là càng sẫm màu và hương vị phát triển càng sâu. Ví như những loại Trà đen, mức độ oxy hoá là 100%, do đó, trà đen có vị rất đậm và nó thích hợp để phối cùng các loại khác như đường, sữa.
Vì sao Bạch Trà lại có vị diụ nhẹ, ngọt ngào hơn? Câu trả lời là bởi, Bạch Trà được hạn chế đến mức tối thiểu độ oxy hoá. Ngay khi được thu hoạch chúng có thể được tiếp xúc với nhiệt độ thấp để khô nhanh hơn và ngăn chặn quá trình oxy hoá (nhiệt độ càng cao thì quá trình oxy hoá diễn ra càng nhanh). Một số quá trình oxy hoá tối thiểu được diễn ra do chồi non cho phép khô tự nhiên.
CÔNG DỤNG CỦA BẠCH TRÀ
Bạch trà phát triển ở môi trường đặc biệt trong lành, ít có tác động từ hóa chất nên rất an toàn, đồng thời cũng tích lũy được nhiều loại dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe.
Bạch trà giúp giảm căng thẳng, ổn định tinh thần
Thưởng thức một chén trà với hương vị nhẹ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi mỗi ngày. Bạch trà thích hợp để uống sau bữa sáng hoặc đầu giờ chiều, làm cho bạn tỉnh táo hơn.
Bạch trà chống lão hóa
Cũng như các loại trà khác, bạch trà chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Đây là các chất có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do – vốn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tế bào.
Bạch trà tốt cho huyết áp, hệ tim mạch và hệ miễn dịch
Bạch trà tốt cho người cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao, bên cạnh đó còn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc nhiễm trùng.
Bạch trà ít cafein hơn trà xanh, trà đen
Một đặc điểm nổi bật của bạch trà là hàm lượng cafein khá thấp. Do đó uống bạch trà sẽ giúp bạn tỉnh táo nhưng không hề gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ mà một số người nhạy cảm với cafein hay gặp.
CÁC LOẠI BẠCH TRÀ PHỔ BIẾN HIỆN
Để phân loại bạch trà, người ta hoàn toàn dựa vào chất lượng thu hoạch của búp trà. Từ đó, phân ra chất lượng trà cao thấp theo hương vị trà thu được. Dưới đây là 4 loại bạch trà cơ bản nhất hiện nay:
- Bạch Hào Ngân Châm: Đây là loại bạch trà thượng hạng nhất, được hái từ 1 búp chồi non nhất trên mỗi cây chè. Lá trà khô nhỏ và dài như cây đinh bạc nên được gọi là Ngân Châm. Từ Bạch Hào ý chỉ bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông dày màu trắng.
- Bạch trà Mẫu Đơn: Loại trà này sẽ bao gồm phần chồi và 1,2 lá non kế tiếp xung quanh. Trà Mẫu Đơn có màu sắc đậm và vị mạnh hơn trà Ngân Châm. Khi thưởng thức, hương vị trà đọng lại gần giống như hương của hoa mẫu đơn.
- Bạch trà Thọ Mi: Loại trà này sẽ bao gồm phần búp, cọng và lá non. Bạch trà Thọ Mi được thu hoạch từ những phần còn sót lại của 2 loại trà trên.
- Bạch trà Cống Mi: Bao gồm là cọng và lá trà, phần búp còn lại rất ít. Trà Cống Mi chủ yếu là lá trà nên hương vị đậm nhất trong các loại bạch trà.