Table of Contents
Hãy cùng Hưng Mộc Trà tìm hiểu về đồ sứ Thanh Hoa – một loại sứ màu trắng hoa lam (青花瓷, sứ hoa lam, thanh hoa sứ, nguyên thanh hoa, blue and white porcelain) rất nổi tiếng vào thế kỷ 18 ở bài viết sau.
Lịch sử của đồ sứ Thanh Hoa
Người Mông Cổ lập ra nhà Nguyên (thế kỷ 13 – 14) sau khi chiếm được Trung Nguyên, nên lịch sử phát triển Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi những nét đặc thù của người dân Mông Cổ, đặc biệt là nghệ thuật văn hóa gốm sứ. Do người Mông Cổ có thói quen sử dụng đồ sành nhiều hơn đồ sứ nên thời gian này đồ sứ được sản xuất rất ít nên những đồ sứ thời Nguyên mới trở nên đặc biệt quý hiếm.
Đồ sứ thời Nguyên với những đặc điểm sau: “Đường nét trên gốm sứ thời nhà Nguyên còn mang đậm phong cách Mông Cổ nên nét vẽ thô, chưa mang tính thẩm mỹ cao, vẽ con rồng dài giống con trùn đất, còn vẽ con phụng giống con gà. Nhưng đến cuối thời kỳ nhà Nguyên đầu thời kỳ nhà Minh, đường nét vẽ tinh tế, biến tấu tinh xảo hơn”.
Đồ sứ thời Nguyên có 3 giai đoạn phát triển nổi bật của là: Diên Hữu, Chí Chính và giai đoạn cuối thời nhà Nguyên, trong đó đồ sứ trong giai đoạn Chí Chính được đánh giá cao nhất.
Thời Diên Hữu
Thời kỳ Diên Hữu (giai đoạn đầu và giữa kỳ nhà Nguyên): các loại bình, lọ hoa thường được tráng men trong suốt, khi sờ vào lớp men có cảm giác như gạo nếp, màu men mờ đục, nhìn gần thấy màu xám xanh, nhìn xa thấy màu vàng nâu, trên bề mặt sẽ có những chấm nhỏ màu trắng bám vào. Khi thời tiết quá nóng, đồ sứ Thanh Hoa thời kỳ này có hiện tượng ra mồ hôi nhẹ. Lớp men thường có màu sắc thanh bạch và xu phủ và đa số không có bong bóng.
Thời Chí Chính
Từ thời kỳ Chí Chính, ngoài men trắng, men xu phủ và men trắng trứng, men sứ Thanh Hoa có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ thanh hoa có men trắng và men trắng trứng có bong bóng, nhưng men Thanh Hoa đa phần trong suốt và mềm mại.
Hoa văn trang trí sứ Thanh Hoa được lấy từ 2 nguồn nguyên liệu là màu từ Ba Tư và nguyên liệu trong nước. Nguyên liệu từ Ba Tư có màu sắc lúc chìm, lúc sáng không ổn định. Hoa văn được xếp dày đặc, nét vẽ gọn gàng, ngay ngắn. Đề tài phong phú đa dạng về thiên nhiên lẫn con người như hoa cỏ, cây lá, nhân vật…
Nguyên liệu màu trong nước thường là có xám xanh, xanh hơi ngả xám một chút hoặc màu xanh ánh xám. Họa tiết mềm mại, phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.
Tính nghệ thuật của đồ sứ Thanh Hoa
Thanh hoa sứ là dòng tiêu biểu của nghệ thuật gốm sứ, mỗi tác phẩm như một bức tranh thủy mặc, lấy men trắng làm nền, chỉ dùng một màu mực, sắc độ chỉ biểu đạt qua độ đậm nhạt của bút pháp, y hệt như một tác phẩm Trung Quốc hoạ. Vì vậy khi thưởng thức một chiếc tác phẩm Thanh hoa sứ cần thưởng thức dưới góc độ một tác phẩm hội hoạ trên sứ, ngoài ra chất quyến rũ của ngọc, cùng các bọt khí bất quy tắc được tạo thành qua men nung củi cũng mang lại giá trị sưu tập của tác phẩm.
Mỗi một sản phẩm sứ đều bắt nguồn từ những người thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm, tỉ mỉ từng nét vẽ, dù nội dung tranh vẽ không đổi nhưng mỗi một tác phẩm đều mang trên mình đặc điểm sinh mệnh riêng. Có lời kể rằng, Sứ Thanh Hoa là sản phẩm gia truyền, đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn thời Minh – Thanh, là một trong những dòng gốm sứ cao cấp và đắt tiền nhất thời đó. Nhưng từ sau cải cách, gốm sứ Thanh Hoa vì mang tính truyền thống, đơn chiếc, giá cả quá đắt đỏ, chỉ sản xuất cho các tầng lớp trên nên sứ Thanh Hoa không được sử dụng rộng rãi.
Chủ lò gốm đời cuối cùng vì không cam tâm nhìn tinh hoa lò gốm truyền đời thất lạc nên đã đem kỹ nghệ gốm sứ Thanh Hoa truyền lại vào dân gian, từ đó gốm sứ Thanh Hoa trở thành loại gốm sứ thông dụng như hiện nay.
Các sản phẩm gốm sứ có vẽ hoa lam hiện giờ đều là bắt nguồn từ sứ Thanh Hoa này, dĩ nhiên về chất lượng, độ dày mỏng, độ trong, thanh vang, sự tinh tế, v.v… đều không thể dùng gốm sứ ngày nay để đánh giá gốm sứ Thanh Hoa gia truyền ngày trước. Sứ Thanh Hoa cổ cũng là 1 trong số nhiều món được các tay sành đồ cổ lùng mua.
Còn có ý kiến ghi rằng “Sứ Thanh Hoa là loại sứ men xanh, mà loại cái màu xanh của sứ này thì khi gặp trời mưa phùn thì màu xanh sẽ trong nhất và đẹp nhất, nên đồ sứ Thanh Hoa được nung trong tiết mưa phùn là đẹp nhất.”
Vậy nên trong bài “Sứ Thanh Hoa” của Châu Kiệt Luân mới có đoạn:
“天青色等烟雨而我在等妳
( Trời xanh trong đợi cơn mưa phùn, còn ta đợi nàng)
月色被打捞起晕开了结局
( Ánh trăng vớt, quầng sáng mở ra kết cục)
如传世的青花瓷自顾自美丽妳眼带笑意
( Như sứ Thanh Hoa mỹ lệ ngàn xưa truyền lại, ánh mắt cười của nàng)”
Ý như nói rằng sứ Thanh Hoa chờ 1 cơn mưa phùn để trở nên trọn vẹn nhất, như chàng trai chờ người con gái để được cuộc đời được viên mãn nhất vậy.
Sứ Thanh Hoa dù là vật dụng, đồ trưng bày hay trang trí tao nhã, thảy đều là tâm tình sâu xa của người sáng tạo, thoải mái cùng sơn thủy mà vẩy mực, đậm nhạt theo cung bậc hài hòa. Phẩm vật sứ cổ đặt trước mắt, hay xuất hiện trong nhạc khúc, dù không sờ được, cũng cảm thấy sắc hương tràn đầy tay áo. Vậy nên quả không ngoa khi nói nói tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc là Sứ Thanh Hoa – Trọn vẹn khát vọng của người quân tử.
Ở Việt Nam ta cũng có dòng gốm hoa lam Chu Đậu, được đánh giá là dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ 13 đế cuối thế kỷ 16. Các tác phẩm gốm Chu Đậu về mặt giá trị thẩm mỹ cũng không thua kém gì dòng gốm sứ Thanh Hoa của Trung Quốc đương thời.