Table of Contents
Chắc hẳn ấn tượng để lại sâu sắc của một người uống trà sau cùng chính là hương trà, mỗi một lần thẩm trà, chủ đề bình luận đầu tiên cũng chính là Hương trà. Nhưng hương trà là lại một thứ tinh tế và kì diệu, không dễ để phân biệt và mô tả. Thông thường những trà hữu mới tập thẩm trà thường khó phân biệt rõ rệt từng loại hương trà. Bài viết này căn cứ dựa theo kinh nghiệm thưởng trà mà chia ra làm 9 nhóm hương trà khác nhau.
Hương là một loại mĩ cảm, phải cảm nhận bằng mũi, sau đó mới dùng tâm để cảm nhận, để cảm nhận chính xác và phân biệt được hương trà không đơn thuần chỉ cần khứu giác nhạy cảm mà còn cần gạt bỏ tạp niệm, để tâm trở nên tĩnh tại và trong sáng.
Căn cứ vào phẩm chất của lá trà, phương pháp chế biến, hương đặc trưng của một số loại trà mà người ta chia ra làm 9 nhóm hương trà.
Hào hương
Lá trà tươi có nhiều bạch hào (lông trắng), độ non nằm từ 1 búp 1 lá trở lên, sử dụng phương pháp chế biến thông dụng, thành phẩm có nhiều lông tơ, khi pha trà cho ra hương của bạch hào, trong nhóm trá lục trà điển hình có bạch hào ngân châm, bích loa xuân, đối với một số loại trà Mao tiêm, Mao Phong thì lại cho nộn hương (hương tươi non) pha lẫn hào hương.
Nộn hương
Lá trà tươi non mềm mại, 1 búp với 2 lá mới hé, ngay lập tức đem đi làm trà, sẽ cho ra nộn hương, trà để lâu không còn nộn hương, điển hình là Mao Phong, Mao tiêm.
Hoa hương
Đối với cây trà đặc biệt, lá trà có độ non vào loại 1 búp 2 lá, chế biến hợp lý, lá trà sẽ ẩn hiện hương hoa tươi. Thường lại phân làm hai nhánh nhỏ gọi là Hương hoa thanh và hương hoa ngọt. Hương thanh có: hương hoa lan, hương hoa nhài, hương hoa ngâu, hương hoa sói, hoa Kim Ngân (Nhẫn Đông);
Hương hoa ngọt có, hoa Ngọc Lan, hoa Quế, hoa Hồng như Thiết Quan Âm, Đơn tùng phượng hoàng, Thuỷ tiên, Lãng Thái, một loại hoa có thể đem ướp với nhiều loại trà để ra một số những hương trà có tính khác biệt. Ví dụ, có nhiều loại trà xanh khác nhau nhưng cùng có tông của hương hoa lan, và một số loại hồng trà đều có hương của mật hoa.
Quả hương
Có những loại trà đem tới mùi hương của hoa quả, gồm có mùi quả Mận, mùi quả Đào, quả Quýt, quả Phật thủ, Quả lê tuyết, quả Dứa, quả Nhãn, thường là các loại hồng trà và ôlong Phúc Kiến.
Thanh Hương
Những lá trà có độ non dươi từ 1 búp và 2 hoặc 3 lá, ngay lập tức đem đi làm trà, hương trà sẽ gồm thanh hương, là điển hình của hương trà xanh.
Hương mật
Những lá trà có độ non từ 1 búp với 2 hoặc 3 lá, đem chế biến theo cách làm hồng trà sẽ cho ra mùi hương hoa ngọt, mùi hương quả khô, hương quý, hương mật ong, hương nhãn. Điển hình của hồng trà chính là hương mật.
Hương hoả
Lá trà tương đối già, bao gồm nhiều cuộng, khi chế biến dùng nhiệt độ cao để sấy, cho mùi vị của đường ngọt ( chính xác là mùi caramen). Loại hương này còn gồm có mùi Bánh gạo, mùi khói, mùi lửa đậm, mùi cơm cháy, điển hình là một số loại nham trà.
Hương men
Lá trà già, quá trình chế biến sử dụng để đống cho lên men, điển hình là phổ nhĩ, lục bảo trà.
Hương khói tùng
Khi chế biến người ta sử dụng gỗ cây thông, cây hoàng đằng, cây phong trắng (sau sau)… đem xông khói cho lá trà. Điển hình các loại hồng trà Chính sơn tiểu chủng, Lục bảo trà, Hắc Mao trà, nham trà, Vy sơn trà….