Vì sao bị “say trà”?

Trà là thức uống phổ biến và có nhiều tác dụng đã được kiểm chứng. Nhưng sử dụng trà khi đói bụng hoặc quá đặc sẽ khiến chúng ta có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, khó chịu. Trong bài viết này, hãy cùng Hưng Mộc Trà đi tìm hiểu vì sao chúng ta say trà; có nguy hiểm gì không và các phương pháp xử lý nhé!

1. Vì sao có tình trạng “say trà”?

Say trà không phải là một hiện tượng hiếm gặp, trong văn thư cổ say trà còn được gọi là “túy trà”. Say trà không chỉ xảy ra ở người mới tập thưởng trà mà cả những người uống trà lâu năm cũng dễ mắc phải. 

Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến say trà phần lớn là do bạn không thường xuyên uống trà mà chỉ thỉnh thoảng mới uống hoặc uống với liều lượng quá nhiều. Trong trà có 3 loại chất kích thích khiến bạn bị say là Catechin, Theanine  và Cafein. 3 thành phần này đều tốt cho cơ thể, tuy nhiên một số người không hợp sẽ dễ xảy ra tình trạng say trà.

Đối với những người uống trà  nhiều nhưng không bị say (đặc biệt là người miền Bắc) thì đó là do họ đã quen với trà, quen với 1 liều lượng trà nhất định mỗi ngày. Còn đối với người lâu lâu mới uống trà mà nay uống vượt mức sẽ dẫn tới tình trạng “say trà”. 

Tuy nhiên tình trạng say trà không kéo dài quá lâu mà thường sẽ giảm dần và hết hoàn toàn sau 1-2 giờ.

2. Nhận biết triệu chứng say trà

Dù bạn là một người “kỳ cựu” hay là người mới tập uống trà mà nếu không biết uống trà đúng cách thì bạn vẫn có thể bị say trà. Say trà khá giống so với say rượu, trong người sẽ có cảm giác rất khó chịu. 

Triệu chứng nhận biết say trà đầu tiên là xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, tay lạnh, người mệt mỏi và cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu. Thậm chí có trường hợp nặng bị hạ đường huyết dẫn tới ngất xỉu.

Đặc biệt say trà có thể làm các vấn đề tiêu hóa như loét dạ dày, trào ngược axit trở nên nặng hơn. 

3. Say trà có nguy hại tới sức khỏe không?

Trên thực tế “say trà” sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong 1 khoảng thời gian ngắn vì vậy sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt đường huyết thì cảm giác khó chịu mà tình trạng say trà mang lại sẽ gấp lên nhiều lần.

“Say trà” sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi nó diễn ra vào đúng lúc bạn không ở yên một chỗ mà nó lại đến khi bạn đang hoạt động, đang lái xe hay đang ở gần những mối nguy hiểm khá. Lúc này khả năng xử lý tình huống của bạn sẽ giảm, thậm chí bạn sẽ bị ngất lịm đi, như vậy thực sự đáng sợ. 

4. Khi say trà cần xử lý như thế nào? 

Ngay khi gặp phải cảm giác bị say trà, cách nhanh và hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này là ăn ngay một cái gì đó. Hưng Mộc Trà sẽ gợi ý cho bạn 3 loại thực phẩm có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng “say trà” một cách nhanh nhất. 

  • Thịt 

Thực phẩm tốt nhất mà Thuận Trà khuyên dùng đó chính là thịt, vì thịt có thể mang tới cảm giác no một cách nhanh chóng. Khi chiếc bụng được lấp đầy, cơ thể bạn sẽ dễ chịu hơn. 

  • Kẹo đường 

Kẹo sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng lên, điều này giúp bạn ít gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc “thưởng trà”.

  • Syrup

Ngoài thực phẩm, kẹo đường thì syrup là một lựa chọn lý tưởng để ngăn chặn tình trạng “say trà”. Bằng cách hòa một ít mật ong với nước, đường nâu hoặc kẹo cứng bạn  đã có thể thổi bay cơn say trà trong tích tắc.

5. Những lưu ý để uống trà tránh bị say

Khi gặp phải tình trạng say trà, điều bạn nên làm nhất chính là không làm gì cả. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và có thời gian thích nghi, trung hòa các chất kích thích có trong trà. 

Ngoài ra một số tips dưới đây có thể giúp bạn thoải mái thưởng trà mà không lo bị say trà: 

  • Giữ cho trà nhẹ 

Giảm bớt lượng trà cũng như thời gian hãm trà để trà không quá đậm đặc. Việc uống trà nhạt vừa phải không chỉ để tránh các tác dụng phụ từ trà mà còn rèn cho khẩu vị của bạn trở nên tinh tế hơn. 

  • Không uống trà khi đói

Uống trà khi chiếc bụng của bạn đang trống rỗng sẽ rất dễ bị say trà và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. 

  • Uống trà kèm với đồ ăn nhẹ

Uống trà kèm một ít bánh ngọt, đồ ăn mặn là sự kết hợp tuyệt vời. ngoài ra nó còn giúp bạn giảm các triệu chứng say trà và cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Tránh các loại trà mới hái 

Những chiếc lá trà mới hái chúng thường chứa nồng độ alkaloids và caffeine cao hơn so với các loại trà cũ. Tốt nhất là nên giữ trà ít nhất nửa tháng trước khi uống.

6. Những thời điểm nào không nên uống trà?

– Khi đang sốt cao không nên uống trà, vì trà sẽ làm thân nhiệt của bạn tăng cao đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

– Suy nhược thần kinh không nên uống trà vào buổi chiều và buổi tối chúng sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. 

– Đối với những người bị bệnh gan nếu uống quá nhiều trà sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.

– Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà vì trà sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

– Trà có khả năng tăng lượng axit trong dạ dày vì vậy, nếu đang bị viêm loét dạ dày bạn cũng nên kiêng loại thức uống này.

– Khi đang say rượu tuyệt đối không được uống trà, vì trà khiến tim và gan của bạn phải làm việc liên tục, mệt mỏi gây nguy hiểm cho 2 bộ phận này.

Trả lời 

Trả lời