Văn hóa trà đạo của người việt nam

Văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà của người Việt Nam đã có từ rất lâu, trong rất nhiều sổ sách ghi chép về văn hóa lịch sử trà như Trà Kinh của Lục Vũ người được phong làm trà thánh, sống vào đời nhà Đường có nói : “ Qua Lô ( chè ) ở Phương Nam cũng giống như Dính ( giống như chè Phương Bắc) mà búp nhị đăng đắng. Người ta pha nước uống thì tỉnh mỉnh, suốt đêm khó ngủ. Giao Châu và Quảng Châu  rất quý thứ chè ấy, mỗi khi có khách quý đến chơi thì pha mời ”

Văn hóa trà đạo của người việt nam

Người Nam uống trà từ rất lâu, và người Việt đã trồng cây chè ở khu vực miền đồi núi trung du và châu thổ vào nửa sau của thiên kỷ thứ nhất. Ở Cửu Sơn (đây là tên gọi địa danh Thanh Hóa vào thời xưa ) có ngọn núi được trồng rất nhiều chè, và được đặt tên là Trà Sơn

Các loại trà đặc sắc của các vùng miền.

Tại địa danh Nông Cống thuộc địa phận Thanh Hóa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bộ ấm chén được làm bằng đất ( xuất xứ từ lò Bát Tràng, Cầu Cây, Đông Sơn ), những bộ ấm chén này sau khi được phân tích, thì niên đại của chúng được xác định là xuất hiện ngang thời triều đại Tống – Minh của Trung Quốc. Ngoài ra trà Việt còn được lưu lại các chứng tích trên những bình bát trà gốm Việt – Dao (proto-celadon) trong thời kỳ Bắc Thuộc, hưng thịnh dưới thời phật Giáo Lý – Trần.

Đạo phật và trà ở Việt Nam có mối quan hệ với nhau, bởi trên văn bia Lý do sư Pháp Ký soạn cho thấy sư Tịnh Thiền có ghi “ chỗ uống trà là chỗ thập phương thí chủ đồn về ”, qua đó cho ta thấy rõ hơn về mối liên hệ và gắn kết này.

Trà của người An Nam ắt hẳn phải rất thơm ngon và có giá trị cao, bởi trong An Nam chí lược do Lê Tắc chép : “ tháng 5 năm thứ 8 (975), Liễn [Đinh Liễn, con trai Đinh Bộ Lĩnh, đi cống Trung Quốc thời Tống Thái Tổ] tiến cống vàng, lụa, sừng tê, ngày voi, trà thơm  ”. Trong rất nhiều vật phật quý giá, vẫn xuất hiện Trà thơm của người An Nam, chúng ta cũng biết rằng nghệ thuật thưởng trà của Trung Quốc đã đạt tới đỉnh cao, từ thời nhà Đường ( có trà bánh ) – Thời Tống ( trà bột ), vậy Trà Thơm của người An Nam phải có nét riêng và rất có giá trị, cho thấy nghệ thuật thưởng trà của Người An Nam cũng đạt đến tầm cao, và là niềm tự hào của người An Nam

Nguyễn Trãi có nhắc đến loại trà Tước Thiệt ( trà lưỡi chim sẻ ) trong Dư Địa Chí, loại trà Tước Thiệt này người ta còn gọi là trà móc câu. Trà móc câu thuộc giống trà mi ở vùng Sa Bôi, nằm trong địa phẩm của tỉnh Quảng Trị ( thuộc địa danh Châu Ô, Châu Lý ngày xưa ). Lê Quý Đôn cũng nhắc đến cây chè trong Vân Đài Loại Ngữ (1773) “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiền, Am giới và Am Các ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, mọc xanh um đầy rừng; thổ nhân hái lá đem về giã nát, rồi phơi trong râm cho khô; đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên. Có một làng tên là Vân Trai, giáp Bạng Thượng, chuyên làm nghề chè giã nát gọi là chè Bạng. Chè sản xuất ở các làng sau này đều là thứ chè ngon: làng Đông Lao, Lương Quy, Chi Nê, Tuy Lai, Lệ Mỹ và An Đạo…” đây chính là loại trà bánh, được chế biến tại địa danh làng Bạng, thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, nơi này nổi tiếng về nghề chè.

Trà phổ nhĩ

Ở Việt Nam, ở từng địa phương lại có giống chè khác nhau, các vùng có trà nổi tiếng như : Thái Nguyên,  Bảo Lộc Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình. Trong tạp chí “ Cây trồng ở các thuộc địa ” vào tháng 8/1900 có nói : “..Ở vùng đất Nam Kỳ đặc biệt phì nhiêu, giữa Thủ Đức và Thủ Dầu Một, hiếm thấy nhà nào mà không có ít nhất ½ ha trồng chè Huế. Vườn chè gia đình thường trồng quanh nhà ở, xen với cau, cây ăn quả ” trích dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ

Trong từng địa phương khác nhau, thì cây chè cũng đã gắn liền với đời sống của nhân dân, từ đó loại cây chè và thức uống được làm ra đó cũng được gắn liền với các câu ca dao, tục ngữ để nói về sự mê hoặc của hương, vị cũng như độ ngon của trà và kinh nghiệm trồng trọt, đây là điểm cho thấy chè đã gắn liền với cuộc sống của người dân, một số ca dao tục ngữ mà chúng ta có thể bắt gặp như : Ai về Hà Tĩnh thì về/ Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn (ca dao); Mạ vườn không, bông đồng hang, lang đồng Gừa, dưa chùa rí, bí ông Đe, chè Khán Cổ; Nguyên Xá cây bông, đúc đồng An Lộng, cá giống Thanh Nga, ương chè thôn Quán; Nước giếng Me, chè Ba Trại; Nước giếng Nghè, chè Kì Viên; Thịt chó làng Nghe, nước chè làng Chẹm; Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ; Trai khôn uống chè Ba Trại, gái dại uống chè Nghè, mẹ bảo chẳng nghe cứ uống chè Bồng Lạng (tục ngữ).  Còn dây là những tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng trọt cây chè : Nắng tốt chè, mưa tốt lúa; Thấy sương mà thương cho chè; nhìn đồng bông lúa uốn câu, cuốc đồi bổ hố bảo nhau trồng chè.

Trà long tỉnh

Và trà cũng được đưa vào văn thơ, để miêu tả về cái chất riêng, cũng như sự mê hoặc của trà, khiến cho người ta không thể rời được. Trong bài thơ “ Ba cái lăng nhăng ” của Nhà Thơ Trần Tú Xương hay thường được gọi là Tú Xương có nói về trà :

“ Một trà, một rượu, một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó hại ta.

Chừa được cái gì hay cái nấy,

Có chăng chừa được rượu với trà! ”

Trà là thức uống rất gần gũi với đời sống của người dân nước ta, cũng như gắn liền với nền nông nghiệp, yêu chuộng lối sống bình thản, sâu sắc. Cũng như nói lên được con người Việt Nam có được sự chắt lọc và lựa chọn trong tinh thần văn hóa truyền thống, với đặc tính trọng nghĩa, trọng tình, trong đức, trong văn và hơn thế nữa là có đời sống cộng đồng cào độ. Qua đó thấy được văn hóa trà của người Việt, cũng như nghệ thuật thưởng trà thưởng trà của chúng ta rất nhanh nhạy, linh động, bao quát, không quá giản đơn, nhưng cũng không quá cầu kỳ, không nặng về nghi lễ nhưng cũng không quá bình dân. Đây chính là sự đúc kết, chắt lọc tinh hoa để có được một văn hóa cũng như nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt một cách trung dung, tiến lên sự hoàn hảo.

Về cách pha trà, thì có rất nhiều cách, còn tùy thuộc vào từng loại trà, nói để nói tổng quát thì đều phải trải qua những bước sau : chuẩn bị đầy đủ bộ ấm chén, bồn, thuyền trà ( cái bát lớn để ấm ) và nước sôi ( còn tùy thuộc vào những vật dụng đã được chuẩn bị sẵn để pha và uống trà ). Nghệ thuật và văn hóa trà của người Việt cũng được phản anh đậm nét qua các khâu như : chọn trà, xỷ lý trà, đun nước, pha trà, rót trà và tận hưởng hương vị thơm ngon của trà.

Hầu hết người dân chủ là sử dụng nước chè tươi và là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhà nông, tục ngữ có câu nói về chè xanh : Nước chè xanh vừa lành vừa mát. [Theo Đỗ NGọc Quỹ 2003] Trong nghiên cứu của Eberhardt – Aufray (1919) về phong tục uống chè tươi ở Đông Dương, đã có đưa ra nhận định : đối với người dân lao động, trà kích thích mạnh mẽ cho hệ thống thần kinh, cũng như cơ bắp, giúp giảm đi mệt mỏi, và đây cũng là một chất lợi tiểu  rất tốt.

Thông thường chè tươi khi được cắt ngoài vườn, hoặc được mua về thì sẽ được rửa sạch, dùng tay vò cho giập lá, càng kỹ càng tốt, các cành, cọng nhỏ cũng được bẻ và tước nhỏ ra, sau đó nước được đun thật sôi, tiếp đến là đổ nước sôi vào chè rồi đậy kín nắp ấm, ủ trong vòng 15 phút, chè đã ngấm là có thể uống được. Hình ảnh giữa trời trăng thanh gió mát, người dân xóm làng ngồi quây quần bên nhau, trên những chiếc chiếu cói, uống chè và bàn chuyện làng chuyện xóm, cười nói rộn ràng. Nước chè tươi là thức uống rất bình dị và gần gũi, ở mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, chức sắc, địa vị, giới tính … đều có thể uống thức uống này. Thông thường trong các dịp việc của làng xóm, hay việc gia đình người ta thường hay đun những nồi nước chè thật to để làm nước uống. Uống chè tươi cũng là nét văn hóa riêng biệt, thể hiện tính cộng đồng làng xã Việt Nam, với nền văn hóa lúa nước, thực sự khác hẳn với phong cách và văn hóa uống trà của người Hán.

Trà đại hồng bào

Văn hóa trà cũng như nghệ thuật thưởng trà của người Việt không có những nghi thức quá cầu kỳ như về địa điểm, phong thái, dụng cụ, kiểu cách … như Nhật Bản hay Trung Quốc, nhưng vẫn có những quy tắc nhất định và đây thương là những quy tắc ứng xử trong giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày đó là : chủ nhà thường là người rót chè cho khách, hay những người lớn tuổi nhất được mời thưởng trà trước … thật bình dị, mộc mạc, chân tình … đó chính là điểm độc đáo, vừa thoải mái vừa cởi mở. Thông thường khi thưởng thức chè tươi sẽ dùng bát mà ít dùng chén, nước chè được rót ra bát có màu vàng tươi, sáng, khi uống vị ngọt ngọt, chát chát tạo thành dư vị trong cổ. Thật khó miêu tả được cảm giác thú vị, khi ngồi ăn khoai luộc, uống nước chè xanh, hút một hơi thuốc lào mắt lim dim thả khói, nói chuyện mùa màng, làng xã … quả thực là rất thú vị.

Chè nụ là loại chè được làm bằng búp chè, búp chè được hái và rang lên, rồi nấu nước uống. Chè nụ và chè tươi là điểm độc đáo của người Việt Nam, trên thế giới hoàn toàn chưa có bất cứ quốc gia nào chè tươi và chè nụ. Theo như Đỗ NGọc Quỹ đã tiến hành đi khảo sát thực tế ở 5 tỉnh sản xuất và chế biến chè lớn nhất tại Trung Quốc ( 1959 –  1965 ) cũng không thấy văn hóa uống chè tươi và chè nụ như ở Việt Nam.

Văn hóa trà ở việt nam 

Trong rất nhiều báo chí, cũng như sách vở thường hay nêu cao nghệ thuật và văn hóa trà của người Trung Quốc và người Nhật, chứ rất ít nói đến văn hóa và nghệ thuật uống trà/chè của người Việt, mặc dù thức uống này của chúng ta đều mang dặc điểm riêng biệt so với Nhật Bản và Trung Quốc. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia ở gần với nền văn hóa của Trung Quốc, chính vì thế có rất nhiều cơ hội để tiếp thu và chọn lọc những tinh hoa, nhưng cách tiếp cận lại khác nhau. Đối với Nhật Bản là sự tiếp cận có chủ động, tiếp nhận hoàn toàn từ cây chè, tới cách thưởng thức trà từ Trung Quốc một cách bài bản, rồi từ đó cải biến thú thưởng trà thành Trà Đạo, và làm nó trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống.  Còn đối với việt Nam chỉ là tình cờ tiếp nhận văn hóa và nghệ thuật trà Tàu, mà đối tượng tầng lớp trên của xã hội ngày xưa mà ngày nay người ta chỉ nhắc tới nó như một kỷ niệm hoài cổ.

Trong xã hội hiện đại, với rất nhiều nền văn hóa được du nhập, cùng với đó là sự nảy phát triển của vô vàn các loại thức uống khác nhau, nhưng trà là một loại thức uống vẫn tồn tại song song và vô cùng mạnh mẽ, bởi nó thân quen và trở thành văn hóa trà, ấy thế mà trong hầu hết các gia đình người dân Việt Nam đều có bộ ấm trà, và trà là thức uống mà chúng ta có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Người Việt Nam luôn có triết lý riêng trong cuộc sống, với một phong thái quân bình, ung dung, cũng như mang đến một sự giản dị đến chân thực, trong cả việc nhỏ hay việc trọng đại thì cũng đều nằm trong một nền văn hóa nhận thức và đồng thời nhận thức con người và vũ trụ, rồi từ đó hòa mình vào vụ trụ, sống và phát triển một cách hợp tự nhiên, theo sự vận hành của âm dương trong vũ trụ vạn vật.

Trả lời