Table of Contents
Vậy Trà Bắc là gì? Hãy cùng Hưng Mộc Trà đi vào tìm hiểu về Trà Bắc thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trà Bắc là gì?
Trà Bắc là gì? Trà Bắc là cách gọi chung của người miền Nam dành cho loại trà mạn (trà khô). Do ít uống trà nên họ hiểu về trà không nhiều, đối với nhiều người trà Bắc là từ chỉ chung cho tất cả các loại trà miền Bắc, không kể trà xuất phát từ tỉnh nào, cho dù là Thái Nguyên hay Phú Thọ, Hà Giang, Lâm Đồng…v..v…
Đối với nhiều người trà Bắc là từ chỉ chung cho tất cả các loại trà ở miền bắc, không kể trà xuất phát từ tỉnh nào, cho dù là Thái Nguyên hay Phú Thọ, Hà Giang, Lâm Đồng…v..v…
2. Tại sao người miền Nam lại gọi những loại trà này là trà Bắc?
Trong giai đoạn 1954 – 1975, cuộc chiến tranh miền Nam diễn ra khốc liệt, rất nhiều chiến sĩ, đồng bào phía Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau khi thống nhất, đại đa số họ ở lại và sinh sống tại miền Nam, theo thói quen sinh hoạt, họ sử dụng trà Bắc xanh rất nhiều.
Người miền nam dần dần tiếp xúc và sử dụng trà Bắc nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn không biết rõ về nguồn gốc của các loại trà Bắc. Vậy nên trà Bắc là cách gọi chung của người miền Nam, dành cho loại trà mạn (trà khô).
Trước đây người miền Nam thường sử dụng trà đá, trà hương như: Trà hương lài, trà ôlong chứ ít dùng trà Bắc vì vậy họ thường không biết trà Bắc là gì? Phần lớn, người miền Nam sử dụng cafe thay cho trà, chính vì không tiếp xúc nhiều với trà nên có nhiều người thậm chí không phân biệt được sự khác nhau giữa trà hương tự nhiên và trà hương hóa chất.
Một trong những loại trà hương được người miền Nam ưa chuộng nhất là trà hương lài.
Nếu là trà hương hóa học thì trà có: mùi hương nồng, đậm, đưa ngang mũi ngửi thử thấy mùi thơm nồng đến khó chịu, cánh trà to mà vụn.
Sử dụng trà hương hóa học thường xuyên có thể gây ra bệnh ung thư hay các bệnh về thận…vv. Còn trà hương tự nhiên thì khác, cánh trà không gẫy vụn, nguyên vẹn, (có thể có lẫn cánh hoa), mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, chỉ ở mức thoang thoảng.
Một trong những loại trà hương được người miền Nam ưa chuộng nhất là trà hương lài, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, chỉ ở mức thoang thoảng.
3. Trà Bắc gồm những loại nào ngon?
Nếu nói về trà thì miền Bắc có vô số loại trà, có thể kể đến những loại trà nổi tiếng như trà Thái Nguyên, trà shan tuyết cổ thụ, trà đâm xứ Nghệ, trà bạng xứ Thanh, trà mạn hảo hay các loại trà hoa như trà sen tây hồ, trà hoa lài, trà hoa sói, trà hoa ngâu…
3.1. Trà Bắc Thái Nguyên
Trà Bắc Thái Nguyên gồm nhiều loại khác nhau như: TràThái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng,..v..v…Trong đó loại trà ngon nhất là được trồng ở tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên có nhiều vùng trà với sản lượng và năng suất cao như: Đại Từ, Tân Cương, Đồng Hỷ, Phú Lương..vv trong đó vùng trà Tân Cương lại được đánh giá là ngon nhất. Được ưu ái bởi thiên nhiên, cùng với bàn tay chăm sóc và chế biến của con người, cây trà ở vùng Tân Cương sinh trưởng và phát triển rất tốt bởi vậy trà ở vùng này thơm ngon hơn hẳn trà của những nơi khác.
Thái Nguyên có nhiều vùng trà với sản lượng và năng suất cao như: Đại Từ, Tân Cương, Đồng Hỷ, Phú Lương..vv trong đó vùng trà Tân Cương lại được đánh giá là ngon nhất
Trà Bắc Tân Cương Thái Nguyên có màu xanh đen, xoăn chặt, cánh chè gọn nhỏ. Khi pha nước chè rất trong, xanh, màu vàng nhạt. Nước chè có vị chát ngọt, mùi thơm dễ chịu hài hòa, có hậu ngọt tốt.
Chính vì điều đó, giờ đây trà bắc Tân Cương – Thái Nguyên đang là một trong những thương hiệu trà nổi tiếng nhất của Việt Nam không chỉ người miền Bắc ưa chuộng mà cả người miền Nam cũng sử dụng ngày càng nhiều hơn.
Trà Thái Nguyên đang là một trong những thương hiệu trà nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nước chè có vị chát ngọt, mùi thơm dễ chịu hài hòa, có hậu ngọt.
3.2. Trà shan tuyết
Trà shan tuyết là đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam. Cái tên shan tuyết (nghĩa là “tuyết trên núi”) bắt nguồn từ những lông mao trắng muốt như tuyết ở trên búp trà.
Rừng Trà Shan Tuyết Cổ Thụ độc đáo ở Yên Bái
Nước ta chỉ mới phát hiện được một số vùng cao tại Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…và một số nơi khác phân bố rải rác loại trà này. Đây là loại trà trăm năm tuổi mọc hoang, chỉ sống trên núi cao thuộc phạm vi các dãy Hoàng Liên Sơn hay Tây Côn Lĩnh.
Shan Tuyết nức danh là cực phẩm trong các dòng trà, không chỉ vì số lượng hiếm mà còn bởi hương vị đặc biệt, dược tính cao và hoàn toàn tinh khiết.
Đây là trà shan tuyết sau khi pha, nước vàng, vị rất thanh mát, chắc chắn bạn sẽ bị “hạ gục” khi nhấp 1 ngụm đầu tiêng
3.3. Trà đâm xứ Nghệ
Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.
Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.
Chè đâm là đồ uống dân gian truyền thống của người dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ, đặc biệt mỗi khi có khách tới nhà.
Thứ chè xanh sóng sánh, thơm dậy mùi, khi uống ban đầu hơi đắng chát, nhưng đọng lại sau cùng là vị ngọt nơi đầu lưỡi. Dư vị đặc trưng của thứ nước đặc sản làm nên nỗi nhớ cho bất kỳ ai từng được một lần thưởng thức.
3.4. Trà bạng xứ Thanh
Trà bạng là biểu trưng cho cả xứ chè Thanh Hóa. Đây là thức trà gắn liền với đồng bào người Mường, Thái. Nơi từng một thời vang danh với những vùng chè cổ được ghi vào dư địa chí. Là một trong những đặc sản tiến vui nổi tiếng khi xưa. Thế nhưng, ngày nay những dấu vết của những đồi chè còn lại không nhiều, phổ biến nhất chỉ còn lại những đồi chè phía bắc tỉnh.
Khác với những loại chè khác, chè Bạng có cách chế biến vô cùng độc đáo: nguyên liệu được chọn từ lá chè bánh tẻ, phơi khô rồi giã nát và đun lên uống. Do đó, chất trà đậm và giữ được hương vị chè tươi, thế nhưng chỉ cần bận nhấm nháp thêm chút bánh Lam bản địa, vị đắng chát sẽ được dung hòa.
3.5. Trà mạn hảo
Phải nói rằng loại trà thất truyền khiến cho hậu thế ngẩn ngơ nhất là trà Mạn Hảo. Loại trà đã từng một thời được mệnh danh là quốc hồn của Việt Nam. Từng một thời được xem là một trong 3 thú vui của đấng nam nhi Việt vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đã từng phổ biến, đi v ào những câu ca dao truyền miệng của người đời:
“Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.”
Thế nhưng, sau những biến cố, thăng trầm, sau thời kỳ nước nhà loạn lạc, sau khi mất vùng Mạn Hảo do hiệp ước Pháp – Thanh, năm 1885 trà Mạn đã đi vào dĩ vãng, trở thành sự tiếc nuối, là nỗi niềm đau đáu của những người con hậu thế.
Ngày nay, nhiều nhà máy xí nghiệp đã đầu tư không ít tiền của để phục chế trà Mạn Hảo xưa. Thế nhưng số lượng không nhiều và chỉ tập trung ở phía Bắc. Hi vọng rằng, với những sự nỗ lực không ngừng nghỉ, trà Mạn xưa sẽ được phục chế. Để hậu thế được nếm vị ngọt lưu giữ vấn vương nơi cổ họng, thưởng thức sắc nước hổ phách huyền ảo mê hoặc lòng người. Để được kết nối với thế hệ xưa, một thời trà Mạn vàng son của ông cha ta ngày trước.
3.6. Trà sen Tây Hồ
Trà ướp sen Tây Hồ còn có các tên gọi là trà sen Hà Nội, chè ướp sen Hồ Tây là sản phẩm trà độc đáo bậc nhất của người Thăng Long- Hà Nội.Không ai biết trà ướp sen Tây Hồ, tinh hoa ẩm thực của người Tràng An có từ bao giờ. Ban đầu, Trà ướp sen là thức quà độc dành riêng cho giới vua quan, các gia đình danh gia vọng tộc của đất kinh kỳ.
Ngày nay, thưởng thức trà ướp sen Tây Hồ, trà ướp bông sen đương là phong cách văn hóa quý phái của cán bộ, công chức và những người thành đạt Hà Nội, trở thành thức quà vô cùng ý nghĩa, đặc sắc.
Nước trà đầu tiên thơm ngọt dịu mát của hoa sen, pha đến nước thứ 4 – 5 vẫn còn thơm ngon và bã trà vẫn còn mùi thơm ngọt của sen.