Vì sao phải tráng trà trước khi pha?

Từ ngàn xưa, tráng trà được xem là bước đầu tiên trong quy trình pha trà. Tráng trà không chỉ giúp loại bỏ các tạp chất trên bề mặt của lá trà, kích thích mùi thơm và hương vị trà còn có nhiều tác dụng khác.

Vì sao phải tráng trà trước khi pha? Cùng Hưng Mộc Trà đi vào tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tráng trà giúp loại bỏ tạp chất, bụi bẩn

Để tạo nên được các loại trà khô thành phẩm, lá trà tươi khi được hái về sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình sơ chế và chế biến. Từ việc làm héo, diệt men, cho đến xao trà, vò trà, thậm chí là lên men và cả hậu lên men nữa. Vậy nên, trong quá trình đó sẽ không tránh khỏi việc trộn lẫn một số tạp chất, bụi bẩn, hay cặn trà… Chính vì thế, tráng trà sẽ được hình dung như việc rửa sạch lá trà trước khi bước vào pha, để thưởng thức vị trà ngon, trọn vẹn và thanh khiết hơn. 

Để tráng trà, bạn sử dụng nước sôi vào ngập mặt trà, lắc nhẹ rồi đổ nước tráng đi

Đánh thức và làm ẩm lá trà

Lá trà khô thường có những hình dạng khác nhau như xoắn lại, cuộn chặt hay được vo thành viên, tuỳ thuộc vào từng loại trà. Vậy nên, việc cho nước sôi vào để tráng trà sẽ giúp những lá trà mở ra, bề mặt lá sẽ tiếp xúc đồng đều trong nước, nhờ đó có thể giải phóng các chất bên trong lá trà, hương vị và mùi thơm của trà sẽ đặc trưng hơn, cũng như những lượt hãm trà sau đó nước trà sẽ đồng vị.

Gia nhiệt cho ấm trà

Khi tráng trà ở nước đầu tiên, ấm trà sẽ được làm ấm lên và giúp nhiệt độ nước cho những lần pha sau vẫn giữ ở mức đạt tiêu chuẩn. Vì thực tế, nếu không tráng trà mà cho trực tiếp nước vào ấm trà, nhiệt độ nước pha trà sẽ nhanh chóng giảm xuống, có thể không đạt yêu cầu để pha trà, khiến hương thơm và chất trà cũng không thể toát lên một cách trọn vẹn. Vì thế mà việc tráng trà rất quan trọng để giúp gia nhiệt cho ấm, thúc đẩy hương thơm, mùi vị của trà được thể hiện tốt nhất. 

Giúp nước trà trong hơn

Nước tráng trà bao giờ cũng đục hơn nước pha. Một phần nước tráng trà đục có thể là do tạp chất bám vào trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, không hẳn là do các chất bụi bẩn bám vào. Nước trà đục còn do phần “nhựa trà”. Nhựa trà bao gồm các thành phần như carbohydrates, polyphenol và caffeine bị kết tinh và oxy hoá. Trong quá trình xao trà, nhựa sẽ khô lại, đóng vai trò như một lớp bảo vệ lá trà khô, để giúp trà bảo quản lâu hơn. Vậy nên, khi tráng qua trà thì đã làm tiết giảm phần nhựa này, nhờ đó mà nước trà trở nên trong hơn. 

Tráng trà làm giảm thời gian hãm trà

Vì khi tráng trà, những lá trà cuộn chặt đã được “đánh thức”, lá trà trở nên mềm hơn, cũng như ấm tráng trà đã trở nên ấm lên trước khi chính thức pha trà, do đó đã làm thời gian hãm trà ngắn lại và hương vị trà đậm đà hơn. Còn nếu như thiếu công đoạn tráng trà này, thời gian để ủ và mở lá trà sẽ lâu hơn, cũng như vị trà không được đồng đều và rõ vị. 

Tráng trà giúp rút ngắn thời gian hãm trà và hương vị trà đậm đà hơn

Một số lưu ý khi tráng trà

Bước tráng trà tuy khá đơn giản, tuy nhiên đây được xem là bước đầu tiên khi pha trà, vậy nên vẫn có một vài lưu ý để đảm bảo quy trình pha trà chuẩn nhất, nước trà ngon và chất lượng nhất: 

– Thời gian tráng trà không được quá lâu. Bạn chỉ nên tráng trong vòng 5 – 10 giây để tránh mất đi chất và hương vị của trà. 

– Nhiệt độ nước tráng trà không nên quá cao, bạn có thể sử dụng nhiệt độ dùng để pha trà ở mức 80 – 90 độ C, tuỳ theo từng loại trà.

– Lượng nước sử dụng để tráng trà cũng chỉ nên vừa phải, tốt nhất là chỉ vừa đủ để làm ngập lá trà và nước xâm nhập được vào trong lá trà.

Đặc biệt, để có thể thưởng thức một tách trà ngon thì loại trà chất lượng là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý. Ngoài ra, để thưởng thức được hương trà đậm đà, thanh mát và tinh khiết, bạn có thể tham khảo những dòng trà ngon của Hưng Mộc Trà nhé!

Trả lời 

Trả lời