Để hiểu rõ hơn về “môn nghệ thuật” lâu đời này, bài viết sau đây Hưng Mộc Trà sẽ giúp bạn hiểu thêm một vài nguyên tắc khi thưởng trà.
Trà đạo là gì?
Theo lịch sử ghi chép, trà đạo phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Lúc ấy, có vị cao tăng người Nhật sang Trung Quốc để tìm thầy học đạo. Khi về, ông mang theo một vài hạt trà giống về gieo ở chùa.
Trong văn hóa người Việt, trà đạo được hiểu một cách ngắn gọn là vừa uống trà vừa đàm đạo. Từ thời xa xưa ông cha ta đã bắt đầu hàn thuyên với nhau bằng những ngụm trà dân dã, mộc mạc. Kể từ đó, nét văn hóa này được lưu giữ ngày qua ngày. Nó nhanh chóng trở thành thói quen gắn liền với đời sống của người Việt.
Pha trà sao cho đúng cách?
Văn hóa thưởng trà sẽ phụ thuộc vào quy chuẩn của mối quốc gia. Có những nơi đề cao về cách pha trà, có nơi lại coi trọng hương vị, thậm chí là cả hai yếu tố trên. Đối với trà đạo Việt Nam, chúng ta đều có nguyên tắc riêng khi thưởng thức trà. Chúng được gói gọn trong câu nói quên thuộc: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”.
Nhất thủy
Nước đóng vai trò quan trọng, nó quyết định 50% độ ngon của trà. Loại nước dùng để pha trà nên là nước tinh khiết. Nói đến đây, ta có thể lý giải vì sao nhiều nơi đạo trà đúng nghĩa lại dùng sương đọng trên lá sen để pha trà.
Ngoài ra, nước đun sôi cho mỗi loại trà cũng cần phải khác nhau. Trà già thì cần đun nước thật sôi. Tuy nhiên, trà xanh, trà nhài, trà trầm hương chỉ cần đun nước sôi sủi tăm. Nếu muốn trà ngon, nên sử dụng ấm đất để đun. Như thế sẽ khiến vị trà đậm đà có mùi thơm hơn.
Nhì trà
Thành phần chính quan trọng thứ hai phải kể đến chính là trà. Trà có nhiều loại, nhiều vị. Muốn thưởng thức một tách trà ngon, bạn cần phải chọn lựa trà thật kỹ lưỡng. Trên thị trường, trà khổ trở nên khá phổ biến bởi tính tiện lợi và bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận được thứ trà thơm nồng đúng điều thì chè tươi, chè xanh vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.
Khi sử dụng chè, lá chè, cọng chè cần được rửa sạch và đem đi giật nát để khi pha chè sẽ tiết ra mùi hương cũng như vị đúng chuẩn. Cho nước sôi vào, để khoảng 10 đến 15 phút bạn sẽ cảm nhận được thứ vị khó lẫn vào đâu được.
Tam bôi
Tam bôi là gì? Trong trà đạo, tam bôi chính là những chiếc chén (ly) uống trà. Chén trà không cần phải quá lớn, chỉ cần bằng hột mít hoặc mắt câu là kích thước chuẩn. Khi thưởng trà, người ta không quan trọng sẽ uống nhiều bao nhiêu mà trà ngon sẽ được thể hiện qua chất trà.
Một bộ trà đầy đủ sẽ có 4 chén quân và 1 chén tống (chén to nhất) để chuyên trà. Tùy vào văn hóa từng nơi mà chén tống có thể có hoặc không. Chén tống dùng để đưa trà từ ấm rồi sau đó chuyển dần sang các chén quân để giảm bớt độ nóng của trà khi mới đun.
Tứ bình
Trước khi pha trà, bình phải được rửa thật sạch với nước ấm. Sau đó, cho trà vào bình. Không nên bỏ trà quá nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để pha. Lưu ý, bạn nên bỏ lượt nước đầu tiên khi pha trà, có như vậy trà mới ngâm đều và chuẩn vị. Sau đó, tiến hành pha trà như bình thường và đợi từ 1 đến 2 phút. Trà lúc này vừa tới, đủ ấm để thưởng thức.
Ngũ quần anh
Trà đạo không thể trọn vẹn nếu như thiếu đi bạn trà. Không phải ai cũng có thể ngồi cùng nhau để cùng nhâm nhi vài tách trà cùng với nhau. Chỉ có tri kỷ, tâm giao mới khiến vị trà trở nên “đậm đà”, “ngọt chát” đúng chuẩn. Những ai có thể ngồi cùng nhau và bàn chuyện trà đạo luôn là những người bạn, người thân đặc biệt.
Lưu ý khi thưởng trà đạo
Trà ngon nhất chỉ khi nước trà còn nóng. Uống trà được ví như “uống” cả một nền văn hóa của quốc gia đó. Hương vị của trà được giữ lịa khá lâu sau khi uống. Cũng giống như sự vương vấn của lữ khách khi đặt chân đến nơi này.
Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Khi dâng trà nên mời từ người lớn tuổi nhất, cũng giống như khi mời ăn uống bình thường. Thưởng trà ngon phải được đặt trong không gian thanh tịnh, có như thế thì tác dụng di dưỡng tinh thần của trà mới được đẩy cao đến đỉnh điểm.
Trà đạo tuy nhiên cũng cần có sự điều độ. Người biết về trà thường không uống nhiều, uống đặc và cũng không uống liên tục suốt ngày. Bởi trà đại diện cho sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, tạo không gian để suy ngẫm và khiến đầu óc tỉnh táo.