1. Tên gọi ấm tử sa Thạch Biều
Theo như truyền từ xưa rằng loại ấm này có tên gọi là Thạch Điều chứ không phải là Thạch Biều như hiện tại. Chữ Điều ở đây ám chỉ là một loại ấm có vòi để đun nước sôi. Hình dáng ban đầu của chúng gần giống như cái siêu đun nước hồi xưa. Nếu bạn nào ở miền Bắc thì sẽ biết những cái siêu này vào những năm 90 thường sử dụng.
Tương truyền rằng thời Bắc Tống thì đại học sĩ Tô Thức từ quan về quê tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Tại đây ông không làm quan nữa mà tiếp tục sự nghiệp dạy học của mình. Thời bấy giờ thường sử dụng cái siêu nước để đun sôi pha trà. Tuy nhiên trong một lần vô ý Tô Đông Pha phát hiện ra rằng nếu như đun nước và pha trà bằng loại đất tử sa này ngon hơn so với siêu kim loại. Chính vì thế ông đã tạo ra một loại ấm mô phỏng cái siêu nước cũ và dùng nó để pha trà. Đây là nguyên mẫu ấm tử sa Thạch Biều đầu tiên được đưa vào sử dụng.
Sau đó tên gọi ấm Thạch Biều được sử dụng nhiều hơn sau thời của nghệ nhân nổi tiến Cố Cảnh Chu. Với câu thơ quen thuộc khi đó là “Nhược thủy tam thiên Duy ẩm nhất biều”.
2. Đặc điểm của ấm tử sa Thạch Biều
Cũng như các dáng ấm tử sa khác thì ấm tử sa Thạch Biều cũng có hình dáng riêng biệt của chúng. Giúp cho người sử dụng có thể nhận biết dễ dàng dáng ấm này so với các loại ấm tử sa khác.
Dáng ấm hình tam giác cân đối
Dễ nhận ra dáng ấm Thạch Biều khi chúng có kiểu dáng hình tam giác trên nhỏ dưới to. Nhờ vậy mà trọng tâm của ấm khá vững vàng. Các phần của ấm khá cân đối và được coi là tỉ lệ vàng của ấm. Hầu hết các dáng ấm tử sa đều có tỉ lệ cân đối như vậy.
Vòi ấm và quai ấm
Vòi ấm được thiết kế ngắn nên có lực chảy khá mạnh. Giúp cho hệ thống dòng nước ít khi bị tắc nghẽn bất kể sử dụng loại trà nào. Mặc dù có người cho rằng từng loại ấm nên sử dụng loại trà riêng biệt.
Quai ấm dạng quai ngược cực kỳ dễ cầm nắm khi sử dụng. Do loại ấm Thạch Biều không có hình dáng quá to nên phần quai ấm được thiết kế khá cân đối và tạo thành 1 đường thẳng so với vòi ấm.
3. Nghệ nhân làm ấm Thạch Biều nổi tiếng nhất
Như phần bên trên chúng tôi đã nói. Nghệ nhân đầu tiên sản xuất ấm Thạch Biều là Tô Đông Pha. Tiếp sau đó nghệ nhân có sự ảnh hưởng tới hình dáng của chúng là Trần Mạn Sinh và Lưu Bành thời nhà Thanh. Mới đây nhất là nghệ nhân Cổ Cảnh Chu (1915 – 1996) khi ông có những thay đổi rất lớn về dáng ấm Thạch Biều này.
Có thể nói dáng ấm tử sa cổ nhất là dáng ấm Thạch Biều và hình dáng này khác khá lớn so với ấm Thạch Biều hiện đại ngày nay. Và chúng đã dần vươn lên trở thành dáng ấm tử sa được nhiều người yêu thích nhất.
4. Các dáng ấm tử sa Thạch Biều
Về cơ bản thì không có nhiều dáng ấm Thạch Biều. Tuy nhiên tên gọi của chúng cũng thay đổi theo từng đặc điểm trên ấm. Chúng thay đổi theo màu đất tử sa và các hoạ tiết trên ấm. Mỗi người sẽ có cách gọi văn hoa khác nhau cho từng dáng và hoạ tiết.
Mỗi chiếc ấm Tử Sa Thạch Biều đều trông rất vững vàng, kiên cố nhưng lại có nhiều đường nét có thể khai phá để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Chính vì thế, đây chắc chắn là dàng ấm không thể không nhắc đến khi kể về ấm Tử Sa Nghi Hưng.